Mười điều ta cần tránh khi tiếp xúc với người mắc bệnh Alzheimer.
1.Đừng phớt lờ họ.
Trong cuộc sống khi phải đối mặt với những thứ không thoải mái, chúng ta có xu hướng né tránh. Nếu bạn không biết cách để giao tiếp với người bị mất trí nhớ, quy tắc đầu tiên là phải tương tác với họ. Không được phép lơ họ đi. Trí nhớ của họ có thể không tốt bằng trí nhớ của bạn, nhưng họ là một người khác xứng đáng với sự chú ý và tôn trọng. Khi gặp họ có thể bắt đầu bằng một cái bắt tay hoặc vỗ vào lưng.
2.Đừng nói chuyện với họ như là nói với một đứa trẻ.
Hãy tưởng tượng nếu ai đó đến với bạn với vẻ mặt yêu đời, nói với bạn bằng giọng nói dịu dàng. Phản ứng của bạn là gì? Chẳng lẽ bạn sẽ rút lui khỏi người đó, chế giễu họ, hoặc không trả lời gì cả? Đó là cách đối xử không được lễ độ. Người mắc bệnh Alzheimer là người lớn, không phải trẻ em. Họ sẽ rất hạnh phúc khi nhận được sự đối xử công bằng.
3.Hãy gọi họ bằng tên thật.
Không dung những biệt danh mà gọi gọ bằng tên thật của họ. Sử dụng tên của người đó. Đối với những người mắc bệnh Alzheimer, tên thật của họ vô cùng quan trọng để giao tiếp
4.Đừng nghĩ rằng họ bị lẫn mọi lúc
Ngay cả khi những người bị mắc bệnh Alzheimer nặng, có những lúc họ rất tỉnh táo và phán đoán đúng sự việc.
5.Đừng kiểm tra họ.
Nên tránh những câu hỏi" Cụ có nhớ tôi không? Tên cụ là gì?. Lần cuối cùng cụ gặp cháu khi nào? "Xin đừng làm điều này. Những câu hỏi như vậy làm tăng sự lo lắng và không mang lại lợi lợi ích cho người mất trí nhớ.
6.Khi họ có mặt, đừng hỏi người khác về họ
Không hỏi người thân hay người chăm sóc những câu như, trí nhớ của cụ như thế nào, bạn có nghĩ lã cụ đang buồn không.
7.Đừng tập trung vào những gì họ không thể làm.
Thay vì nhấn mạnh vào những thứ như họ bị mất việc làm vì bệnh mất trí nhớ, những sự sao nhãng hay không tổ chức công việc của họ hiện tại, hãy tập trung vào những kĩ năng cần thiết, giúp họ hoà nhập vào cuộc sống.
8.Đừng nghĩ rằng họ cố tình lựa chọn khó khăn.
Đây là một phản ứng phổ biến và thường gặp ở những người gần gũi với bệnh nhân Alzheimer, thay vì chấp nhận rằng họ không thể kiểm soát hành vi thì chúng tai lại cho rằng họ đã cố tình lựa chọn con đường khó khăn.
9.Đừng dừng ghé thăm vì bạn nghĩ họ không nhớ bạn.
Đôi khi bạn có cảm thấy rằng không nên mất quá nhiều thời gian đến thăm những người quên mất bạn và không biết bạn là ai? Hãy suy nghĩ lại, ngay cả khi họ không nhớ mặt hay tên bạn thì họ cũng nhớ cảm xúc tích cực mà bạn mang lại cho họ.
10.Đừng quên cách mà bạn muốn được đối xử
Nếu bạn không chắc chắn làm thế nào để đối đãi với người mắc bệnh Alzheimer như thế nào, hãy tự hỏi bản thân: "Tôi muốn được đối đãi như thế nào nếu như tôi là họ?" Cách tiếp cận này sẽ giúp cho bạn.
Để được tư vấn thêm, hay đăng ký khám chữa bệnh, xin vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ trong thời giam sớm nhất.
Bài liên quan:
- Lớp đào tạo người săn sóc miễn phí năm 2020 tại Bệnh viện 30-4 (12/06/2020)
- Lớp học cho người săn sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ. (17/01/2020)
- Bệnh viện 30-4 tổ chức khoá học 4 tuần miễn phí dành cho người săn sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ (04/12/2019)
- Hoạt động hữu ích của người săn sóc cho bệnh nhân sa sút trí tuệ. (27/07/2019)
- Các liệu pháp nghệ thuật sáng tạo có thể giúp những người mắc chứng mất trí nhớ giao tiếp và thể hiện cảm xúc (18/07/2019)